7 điều cần biết về thiết bị giám sát hành trình.

7 điều cần biết về thiết bị giám sát hành trình.

Thiết bị giám sát hành trình (GPS), những lưu ý, điều cần biết và chất lượng loại nào tốt nhất trên thị trường hiện nay.

GPS

1. Thiết bị giám sát hành trình là gì? (GPS ?)

GPS là viết tắt của “global positioning system” (hệ thống định vị toàn cầu), thực chất là một mạng lưới bao gồm 27 vệ tinh quay xung quanh trái đất. Trong số 27 vệ tinh này, 24 vệ tinh đang hoạt động, 3 vệ tinh còn lại đóng vai trò dự phòng trong trường hợp 1 trong số 24 vệ tinh chính bị hư hỏng. Dựa vào cách sắp đặt của các vệ tinh này, khi đứng dưới mặt đất, bạn có thể nhìn được ít nhất là 4 vệ tinh trên bầu trời tại bất kì thời điểm nào. GPS cho phép mọi người trên thế giới sử có thể sử dụng đinh vị trên các thiết bị thu GPS để xác định vị trí của mình một cách chính xác.

Thiết bị giám sát hành trình là hệ thống quản lý, giám sát xe trực tuyến, ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) kết hợp công nghệ truyền dữ liệu (GSM/GPRS), hệ thống thông tin địa lý (GIS – giám sát vị trí xe trên bản đồ) và cơ sở dữ liệu giúp giám sát từ xa phương tiện của mình theo thời gian thực và quản lý phương tiện thông qua hệ thống báo cáo

2. Các tính năng cơ bản của thiết bị.

– Giám sát vị trí, tốc độ, trạng thái xe tại mọi lúc mọi nơi khi máy tính kết nối Internet, không cần phần mềm cài đặt, tốc độ bản ghi 30 giây/lần.
– Xem lại báo cáo trong 90 ngày, lộ trình xe trong 360 ngày
– Quản lý thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong ngày
– Xem các điểm dừng đỗ, thời gian dừng đỗ của xe
– Tạo danh mục địa điểm trên nền bản đồ, thống kê ra vào điểm/trạm…
– Xem định mức nhiên liệu tiêu hao trên quãng đường đi

3. Đối tượng nào bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014, thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ có quy định về việc bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình cho xe kinh doanh vận tải như sau:
Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau:
+ Trước ngày 01 tháng 1 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
+ Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Về quy định xử phạt xe không lắp thiết bị giám sát hành trình, tại Điểm c, Khoản 5, Điều 24, Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 – Doanh nghiệp, cá nhân có xe có trọng tải theo quy định của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.

Để nhận được tư vấn hữu ích nhất từ một người có thâm niên lâu năm trong nghề, đã từng lắp và tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp lớn trên cả nước. Hãy nhấc máy gọi ngay cho anh ấy.

Bùi Tuấn Huân – 0967855266

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

– Doanh nghiệp, cá nhân lắp đặt để lấy giấy chứng nhận đi đăng kiểm xe, phù hiệu vận tải
– Doanh ngiệp muốn quản lý hành trình xe, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý
– Cá nhân có dự định sử dụng xe để chạy uber, grab hoặc vào hợp tác xã vận tải
– Cá nhân muốn giám sát hành trình xe của mình

4. Các loại thiết bị giám sát hành trình tốt hiện nay.

Thiết bị giám sát hành trình của xe phải được hợp quy theo QCVN31:2014/BGTVT, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.

GPS 2

GPS 1

5. Các chi phí khi sử dụng thiết bị giám sát hành trình.

(chi phí tạm tính, còn nhiều mẫu GPS khác nhau với mức giá khác nhau)

– Chi phí ban đầu: 2.200.000 bao gồm
1 bộ thiết bị định vị hợp chuẩn
Miễn phí 1 năm dịch vụ đầu
Miễn phí công lắp đặt
– Phí dịch vụ hàng năm: 1.000.000 đ/xe/năm bao gồm
Phí server lưu trữ dữ liệu
Phí sử dụng dịch vụ 4G của mạng viễn thông

Để nhận được tư vấn hữu ích nhất từ một người có thâm niên lâu năm trong nghề, đã từng lắp và tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp lớn trên cả nước. Hãy nhấc máy gọi ngay cho anh ấy.

Bùi Tuấn Huân – 0967855266

6. Chế độ bảo hành và hỗ trợ sau bán hàng

– Bảo hành thiết bị:
+ Thân máy : 12 tháng;
+ Anten GMS: 12 tháng;
+ Anten GPS : 12 tháng.
– Không bảo hành thiết bị trong những trường hợp sau:
+ Do tác động bên ngoài làm hư hỏng thiết bị;
+ Do nguồn điện không đúng;
+ Máy vào nước;
+ Sét đánh;
– Sau khi lắp đặt hoàn thành, nhân viên CSKH của công ty sẽ gọi điện cho Quý Khách Hàng để hướng dẫn sử dụng phần mềm
– Khi Khách hàng có thắc mắc về phần mềm hoặc thiết bị, Khách hàng liên hệ với CSKH để được hỗ trợ nhanh nhất.

7. Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

– Địa điểm: Lắp đặt tận nơi Khách hàng yêu cầu. Miễn phí chi phí lắp đặt 100% tại Hà Nội.
– Thời gian lắp đặt: 15-30p tùy từng loại xe

——————-

Xin chân thành cám ơn quý khách!